
Hướng dẫn chăm sóc phẫu thuật
Những lưu ý quan trọng về trước và sau thẩm mỹ vùng cằm
Phẫu thuật thẩm mỹ vùng cằm giúp gương mặt sắc nét và hài hòa hơn. Tuy nhiên, để ca phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý nhiều yếu tố từ khâu chuẩn bị đến hậu phẫu. Nội dung sau sẽ cung cấp thông tin cụ thể và thiết thực.
Trước khi phẫu thuật
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Chuẩn bị thể trạng tốt trước mổ giúp cơ thể hồi phục nhanh, giảm nguy cơ biến chứng và tối ưu hóa kết quả thẩm mỹ.
Nên ăn 5–7 ngày trước mổ:
Thực phẩm giàu đạm lành mạnh: ức gà, trứng luộc, cá hấp, đậu phụ – giúp tái tạo mô và hồi phục tổn thương.
Rau xanh và trái cây giàu vitamin C, E như cam, bưởi, cải bó xôi, cà rốt – hỗ trợ kháng viêm, tăng đề kháng.
Uống 1.5 – 2 lít nước/ngày để giữ ẩm cho da và thúc đẩy lưu thông máu.
Ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang – giúp bổ sung năng lượng và chất xơ.
Tránh:
Thịt bò, trứng, rau muống, hải sản, đồ nếp – dễ gây thâm, sẹo lồi hoặc viêm mủ.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
Rượu, bia, cà phê, nước có gas – ảnh hưởng đến tuần hoàn và tốc độ hồi phục.
Trước phẫu thuật 6–8 giờ: tuyệt đối nhịn ăn uống nếu có gây mê toàn thân.
Thuốc men
Dùng sai thuốc trước phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, ảnh hưởng đến gây mê và kết quả phẫu thuật.
Cần ngưng 5–7 ngày trước mổ (nếu có dùng):
Aspirin, ibuprofen, các NSAIDs – gây loãng máu.
Vitamin E, omega-3, nghệ, nhân sâm, tỏi viên, các loại thảo dược chưa được bác sĩ đồng ý.
Thuốc tránh thai nếu có chỉ định từ bác sĩ (tùy tình trạng).
Phải báo cho bác sĩ nếu đang dùng:
Thuốc trị bệnh nền (cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thần kinh, nội tiết…).
Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ngủ (nếu đang dùng lâu dài).
Không tự ý ngưng thuốc điều trị bệnh mạn tính nếu chưa được bác sĩ đồng ý.
Hồi phục sau phẫu thuật
Một số thay đổi đơn giản trong sinh hoạt giúp ổn định nhịp sinh học, giảm căng thẳng và hỗ trợ phục hồi tốt hơn sau mổ.
Nên làm:
Ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi ngày.
Ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng.
Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, tập thở sâu giúp giảm stress, tăng tuần hoàn.
Giữ tinh thần tích cực, hạn chế lo âu.
Tránh:
Hút thuốc lá, uống rượu bia – ảnh hưởng đến tuần hoàn mô, dễ gây hoại tử vùng cấy.
Tập luyện cường độ cao hoặc làm việc kiệt sức trong 2–3 ngày trước mổ.
Thức khuya kéo dài.
Nếu bạn có các triệu chứng như cảm sốt, viêm họng, hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt, hãy báo ngay để được cân nhắc hoãn lịch phẫu thuật nếu cần.
Dăn dò trước phẫu
Chuẩn bị kỹ trước ngày mổ giúp đảm bảo ca phẫu thuật an toàn, thuận lợi và hồi phục đúng tiến độ.
1 ngày trước phẫu thuật:
Tắm rửa sạch sẽ, không dùng mỹ phẩm, nước hoa hoặc kem dưỡng.
Không sơn móng tay/móng chân, không đeo trang sức.
Chuẩn bị quần áo rộng rãi, dễ mặc (ưu tiên áo cài nút hoặc khóa kéo phía trước).
Ngủ sớm, không thức khuya.
Sáng ngày mổ:
Nhịn ăn uống hoàn toàn 6–8 giờ trước phẫu thuật (kể cả nước).
Không trang điểm, không dùng kính áp tròng.
Mang theo giấy tờ tùy thân, kết quả xét nghiệm (nếu đã thực hiện trước).
Có người thân đi cùng để hỗ trợ đưa đón.
Đến đúng giờ, giữ tâm lý bình tĩnh, hợp tác với bác sĩ.
Sau khi phẫu thuật
Hồi phục sau phẫu thuật
Giai đoạn hậu phẫu đóng vai trò quyết định đến độ bền và dáng cằm tự nhiên sau khi can thiệp.
24 giờ đầu: Chườm lạnh liên tục để giảm sưng và ngăn tụ máu. Dùng túi chườm chuyên dụng, không áp đá trực tiếp lên da.
Tuần đầu: Nghỉ ngơi nhiều, tránh nói chuyện dài, không cười lớn, không há miệng quá to.
Tư thế ngủ: Nằm ngửa, kê gối cao. Không nằm nghiêng hoặc nằm sấp làm ảnh hưởng đến vùng cằm đang hồi phục.
Đeo nẹp định hình: Nếu được bác sĩ chỉ định, phải đeo đủ thời gian theo hướng dẫn, không tự tháo ra.
Vệ sinh và chăm sóc vết thương
Giữ vệ sinh vùng miệng và vết mổ là yếu tố tiên quyết để tránh nhiễm trùng, giảm nguy cơ bung chỉ và sẹo xấu.
Súc miệng sau mỗi bữa ăn bằng dung dịch Betadine pha nước muối sinh lý (1:1).
Không dùng bàn chải cứng, không chà mạnh vào vùng gần vết khâu trong miệng (nếu có).
Tuyệt đối không để nước chảy trực tiếp vào vùng cằm, đặc biệt trong 3–5 ngày đầu.
Không trang điểm hoặc dùng mỹ phẩm tại vùng cằm cho đến khi vết thương lành hẳn.
Bổ sung nước và dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khoa học giúp giảm viêm, hỗ trợ liền mô và giữ form cằm đẹp tự nhiên.
Nên ăn:
Cháo loãng, súp, sinh tố, sữa chua, bột yến mạch.
Nước ép dứa, cam, rau củ – giàu vitamin C, bromelain giúp chống sưng và lành nhanh.
Nghệ tươi, mật ong (theo chỉ định bác sĩ) hỗ trợ kháng viêm, liền sẹo.
Tránh:
Rau muống, thịt bò, trứng, đồ nếp – dễ gây sẹo lồi, thâm da.
Hải sản, thịt gà, đồ tanh – dễ gây ngứa, mưng mủ.
Thức ăn quá nóng, lạnh hoặc quá cứng, dai – làm ảnh hưởng vùng cơ hàm và xương cằm.
Rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có ga – làm chậm quá trình hồi phục.
Thời gian kiêng cữ tối thiểu: 2–4 tuần đầu, tùy theo cơ địa.
Hạn chế vận động
Tránh tác động lực lên vùng cằm để tránh lệch chất liệu, tụ máu hoặc bung chỉ.
Trong 1 tuần đầu:
Không tập thể dục, không vận động mạnh, không cúi người xuống đột ngột.
Không nói chuyện nhiều, không cười to, không nghiến răng.
Hạn chế các hành vi vô thức như chống tay lên cằm hoặc nghiêng đầu sang bên.
Sau tuần đầu:
Có thể đi bộ nhẹ, nhưng vẫn cần hạn chế tác động cơ hàm.
Tập thể thao cường độ cao chỉ nên bắt đầu lại sau 3–4 tuần và phải được bác sĩ đồng ý.
Bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời
Sau mổ, vùng da cằm rất nhạy cảm và dễ hình thành sắc tố nếu tiếp xúc trực tiếp với nắng hoặc nhiệt độ cao.
Trong 2 tuần đầu:
Không xông hơi, không tắm nước nóng, không sauna hoặc sấy tóc gần vùng cằm.
Hạn chế ra ngoài trong thời gian nắng gắt. Nếu cần, phải che chắn kỹ bằng khẩu trang dày hoặc mũ rộng vành.
Không bôi kem chống nắng, dưỡng da hoặc mỹ phẩm làm sáng nếu chưa có chỉ định bác sĩ.
Sau khi da ổn định (2–3 tuần), có thể dùng sản phẩm phục hồi hoặc chống nắng dịu nhẹ nếu được bác sĩ đồng ý.