
Hướng dẫn chăm sóc phẫu thuật
Những lưu ý quan trọng về trước và sau thẩm mỹ gọt hàm
Phẫu thuật gọt hàm giúp cải thiện đường nét khuôn mặt, nhưng đi kèm là nhiều rủi ro nếu không chuẩn bị kỹ và chăm sóc đúng. Bài viết sẽ cung cấp các lưu ý quan trọng trước và sau phẫu thuật để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả như mong muốn.
Trước khi phẫu thuật
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
Chuẩn bị thể trạng tốt trước khi phẫu thuật là yếu tố quan trọng giúp giảm biến chứng, hồi phục nhanh và ổn định kết quả thẩm mỹ.
Nên ăn 5–7 ngày trước mổ:
Thịt nạc, cá hấp, trứng luộc, đậu phụ – giàu đạm giúp tăng khả năng hồi phục.
Rau xanh đậm, trái cây giàu vitamin A, C (cam, đu đủ, bưởi…) – hỗ trợ chống viêm, tăng đề kháng.
Ngũ cốc nguyên cám, yến mạch – tăng năng lượng, ngăn táo bón hậu phẫu.
Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày.
Tránh:
Thịt bò, hải sản lạ, rau muống, đồ nếp, trứng – vì dễ gây sẹo lồi, viêm hoặc ảnh hưởng sắc tố da.
Rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas – ảnh hưởng huyết áp, tiêu hóa và hồi phục.
Không ăn quá no sát giờ phẫu thuật.
Nhịn ăn uống hoàn toàn ít nhất 6–8 giờ trước ca mổ (nếu gây mê toàn thân).
Thuốc men
Sử dụng thuốc sai cách có thể gây biến chứng trong quá trình gây mê và làm tăng nguy cơ chảy máu sau mổ.
Cần ngưng ít nhất 7 ngày trước phẫu thuật:
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): aspirin, ibuprofen, diclofenac...
Thực phẩm chức năng chứa vitamin E, omega-3, nhân sâm, nghệ, tỏi viên – vì làm loãng máu.
Phải thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng:
Thuốc điều trị bệnh mạn tính: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thần kinh, nội tiết...
Thuốc tránh thai hoặc các loại hormone nội tiết.
Thuốc an thần, chống trầm cảm (nếu có).
Không tự ý ngưng thuốc điều trị bệnh nền nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Hồi phục sau phẫu thuật
Tâm lý và thể chất ổn định sẽ giúp ca mổ an toàn hơn và hậu phẫu hồi phục nhanh hơn.
Nên làm:
Ngủ đủ 7–8 giờ/đêm trong ít nhất 3 ngày trước mổ.
Tăng cường đi bộ nhẹ, hít thở sâu để giảm lo lắng.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, căng thẳng quá mức.
Nếu có thời gian, nên bổ sung vitamin C (tự nhiên hoặc theo hướng dẫn bác sĩ).
Cần tránh:
Hút thuốc lá, uống rượu bia – làm giảm tuần hoàn máu, chậm lành xương và mô.
Làm việc khuya, mất ngủ hoặc vận động quá sức trước ngày phẫu thuật.
Tập thể dục cường độ cao 1–2 ngày trước mổ.
Nếu có các triệu chứng cảm cúm, sốt, viêm họng, hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt – báo cho bác sĩ để được cân nhắc lịch mổ lại.
Dăn dò trước phẫu
Chuẩn bị đúng giúp đảm bảo an toàn cho ca mổ và hỗ trợ quá trình gây mê thuận lợi.
1 ngày trước mổ:
Tắm sạch, gội đầu, cắt móng tay/móng chân.
Không sơn móng, không đeo trang sức, không dùng kem dưỡng, nước hoa, mỹ phẩm.
Chuẩn bị quần áo rộng, mềm, có khóa kéo hoặc cài nút phía trước.
Sáng ngày phẫu thuật:
Nhịn ăn uống hoàn toàn ít nhất 6–8 giờ (kể cả nước lọc, kẹo, chewing gum…).
Không trang điểm, không dùng kính áp tròng.
Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân, hồ sơ khám sức khỏe, xét nghiệm (nếu có).
Đến đúng giờ, giữ tinh thần bình tĩnh và hợp tác với ê-kíp mổ.
Nên đi cùng người thân để hỗ trợ sau mổ và nghe hướng dẫn hậu phẫu.
Sau khi phẫu thuật
Hồi phục sau phẫu thuật
Giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật gọt hàm rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ và khả năng tránh biến chứng.
Tuần đầu tiên: Nghỉ ngơi hoàn toàn. Tránh nói chuyện nhiều, không cười lớn, không há miệng to. Không nằm nghiêng, không cúi đầu hoặc nằm thấp đầu.
Đeo đai định hình: Đeo liên tục theo hướng dẫn bác sĩ để hỗ trợ cố định vùng hàm, tránh xô lệch xương.
Từ ngày thứ 4 trở đi: Có thể vận động nhẹ trong nhà nếu không thấy sưng đau bất thường. Tuyệt đối tránh các hoạt động mạnh như chạy bộ, cúi người, mang vác vật nặng.
Thời gian phục hồi có thể kéo dài từ 2–6 tuần tùy cơ địa. Cảm giác tê nhẹ vùng môi và cằm là bình thường, nhưng nếu kéo dài quá 3 tháng nên tái khám.
Vệ sinh và chăm sóc vết thương
Vệ sinh miệng và vùng hàm đúng cách sẽ giúp ngăn nhiễm trùng, giảm viêm và hỗ trợ liền mô nhanh hơn.
Hướng dẫn vệ sinh:
Súc miệng sau mỗi bữa ăn bằng dung dịch Betadine pha nước muối sinh lý (tỉ lệ 1:1).
Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, tránh va chạm vào vùng vết mổ.
Không dùng tay hoặc bất kỳ vật gì chạm vào vùng tổn thương trong miệng.
Thay băng hoặc vệ sinh ngoài theo hướng dẫn bác sĩ trong 24 giờ đầu.
Nếu thấy dịch mủ, mùi hôi, hoặc sưng tăng dần – cần báo bác sĩ ngay để xử lý kịp thời.
Bổ sung nước và dinh dưỡng
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ mô lành, giảm viêm và nuôi dưỡng cơ thể sau phẫu thuật.
Trong 7–10 ngày đầu:
Chỉ ăn cháo loãng, súp, thức ăn xay nhuyễn.
Bổ sung trái cây mềm (chuối, đu đủ), sinh tố (không đường), sữa tươi không lạnh.
Uống nhiều nước (1.5–2 lít/ngày).
Sau ngày thứ 4 có thể ăn đồ nóng nhẹ nếu không có dấu hiệu bất thường.
Tránh:
Cháo nếp, thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng, đồ cay nóng – dễ gây mưng mủ, sẹo lồi.
Nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia – làm chậm quá trình hồi phục.
Có thể bổ sung vitamin C, kẽm theo chỉ định bác sĩ để tăng tốc độ tái tạo mô.
Hạn chế vận động
Hạn chế chuyển động vùng hàm và toàn thân sẽ giúp tránh lệch xương, tụ dịch và giảm đau sau mổ.
Cần tránh trong ít nhất 10 ngày đầu:
Không tập thể thao, không vận động mạnh.
Không cười lớn, không nói chuyện nhiều.
Không nhai vật cứng, không mở miệng quá rộng.
Tư thế nằm:
Nằm ngửa, đầu kê cao nhẹ.
Tránh gối mềm lún hoặc nằm nghiêng làm lệch vùng xương đang hồi phục.
Tái khám đúng lịch để bác sĩ kiểm tra khả năng ăn nhai, vận động hàm trước khi quay lại sinh hoạt bình thường.
Bảo vệ khỏi ánh sáng mặt trời
Vùng hàm sau phẫu thuật dễ bị sạm màu, thâm hoặc tạo sắc tố nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Trong ít nhất 2 tuần đầu:
Hạn chế ra ngoài trời nắng, đặc biệt là từ 9h–16h.
Nếu cần thiết, che chắn kỹ bằng khẩu trang y tế và nón rộng vành.
Không xông hơi mặt, không dùng máy sấy hoặc nguồn nhiệt mạnh gần vùng mổ.
Không dùng mỹ phẩm hoặc kem dưỡng vùng xương hàm khi chưa lành.
Sau khi vết thương liền:
Có thể bôi kem chống nắng dịu nhẹ (nếu bác sĩ cho phép).
Tránh dùng các sản phẩm dưỡng da có hoạt chất mạnh như AHA, BHA, retinol trong ít nhất 4 tuần.